kham-pha-chua-tam-chuc-ha-nam

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ) tọa lạc tại thị trấn Ba Sao – Kim Bảng – Hà Nam. Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.

Sự tích Chùa Tam Chúc

Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. 

Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc có gì?

Chùa Tam Chúc tọa lạc ở một vị trí rất đặc biệt, nằm ngay giữa những dãy núi đá, phía trước là vịnh, hồ nước. Như một cảnh sắc tuyệt thế giữa nhân gian, ngôi chùa thu hút được nhiều du khách tới đây bởi sự tò mò và tráng lệ của mình

Quần thể kiến trúc độc đáo của Chùa Tam Chúc – Ba Sao – Kim Bảng – Hà Nam

Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…, cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi. Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng tới 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm Hội nghị quốc tế…

Tam điện nguy nga và rộng lớn

Là công trình đầu tiên trong quần thể chùa, bên trong điện có 3 bức tượng Phật làm bằng đồng, đằng sau là lá bồ đề dát vàng. Mỗi bức nặng tới 200 tấn. Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia.

  • Điện Tam Thế

Là tòa nhà lớn nhất, bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

  • Điện Pháp Chủ

Phía sau điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ. Du khách sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.

  • Điện Quan Âm

Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan, nơi đây thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Ngay trước cửa điện có một bức tranh đá được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc. Tại đây là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi. 

Những bức phù điêu bằng đá nham thạch tái hiện sinh động các tích chuyện về cuộc đời Đức Phật

Chùa Ngọc – Đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh. Từ dưới chân núi, bạn phải leo gần 299 bậc thang đá mới lên được đến chùa. Chùa Ngọc là một công trình độc đáo nằm trong quần thể khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc được làm bằng đá khối nặng 2000 tấn mà không cần xi măng kết dính được các kỹ sư Việt Nam và Ấn Độ triển khai thi công. 

Sau khi hoàn thiện sẽ có 3 pho tượng bằng đá Granite nguyên khối được nhập từ Ấn Độ và 1 pho tượng bằng Ngọc quý trong lòng chùa.

Vườn cột kinh

Vườn kinh khổng nằm ngay sau cổng Tam quan, nơi đây được xây dựng đến 1000 cột đá (hiện tại 32 cột đã được hoàn thiện). Cột kinh phật được làm bằng loại đá xanh nguyên khối lấy từ Thanh Hóa, có chiều cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Để cột được vững chắc, các nhà xây dựng đã đào móng sâu đến 30m, đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở chúng sinh tu tâm tích đức. 

Đến tham quan Tam Chúc bằng phương tiện gì?

Di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc có nhiều loại phương tiện, trong đó có 1 số loại phương tiện phổ biến như: xe máy, xe ô tô riêng, hoặc dịch vụ xe khách công cộng.

Chùa Tam Chúc cách Hà Nội khoảng 60km, nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng bạn nên đi dọc theo Quốc Lộ 1A, qua Cầu Giẽ rồi thẳng tiến đến Hà Nam. Còn nếu di chuyển bằng phương tiện xe khách công cộng có 2 lựa chọn:

  • Xe buýt thông thường: đón bắt tại Bến xe Giáp Bát, tấn suất 30 phút/ chuyến
  • Xe VIP limousine: đón tận nơi nhiều điểm tại Hà Nội và trả tận cửa Chùa Tam Chúc

>>> Tham khảo lộ trình đón xe limousine từ Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam

Hiện tại với dịch vụ xe VIP limousine Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam, du khách đã có thêm một lựa chọn tuyệt vời nhất. Chỉ với giá vé 110,000đ/ vé, xe có các ghế VIP được trang bị massage tiện nghi, đón tận nơi và trả tận cổng chùa Tam Chúc. 

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Theo chương trình Tour du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam thì du khách không phải trả tiền vé vào cửa mà chỉ trả tiền vé xe điện hoặc nếu du khách muốn di chuyển bằng thuyền để ngắm các đảo nhỏ thì tùy chọn.

Bảng giá vé xe điện

  • Vé người lớn: 90,000đ/ khứ hồi/ người
  • Trẻ em dưới 1m: 40,000đ/ khứ hồi/ người

Bảng giá vé thuyền

  • Vé du thuyền hồ Tam Chúc + Vé xe điện 1 chiều: 200,000đ/ người
  • Miễn phí trẻ em dưới 1m
kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-ha-nam

Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc từ A đến Z

Chùa Tam Chúc là một quần thể khu du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tại Việt Nam, được ví von là Vịnh Hạ Long trên cạn. Trong tương lai, Chùa Tam Chúc sẽ được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới.

Nằm cách chùa Hương khoảng 4,5km, cách chùa Bái Đính ở Ninh Bình khoảng 30km, cả 3 ngôi chùa này kết hợp tạo ra quần thể “Tam giác vàng” về du lịch tâm linh để đáp ứng được nhu cầu của các khách du lịch muốn tìm tới chùa để vãn cảnh, tâm linh.

Đến Chùa Tam Chúc bằng phương tiện gì?

Với tổng diện tích hơn 5100 ha, quần thể Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km và cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km.

Để di chuyển từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc có 3 loại phương tiện chính là xe máy, ô tô hoặc xe khách.

Quần thể kiến trúc khu du lịch Tam Chúc

1. Đi chùa Tam Chúc bằng xe máy

  • Từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Hà Nam bằng xe máy, bạn sẽ phải di chuyển theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên – Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý – Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.

2. Đi Chùa Tam Chúc bằng ô tô riêng có 3 hướng chính:

  • Hướng 1: Di chuyển thẳng theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên . Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý . Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.
  • Hướng 2: Từ Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu rẽ – Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Hướng 3: Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.

3. Di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc bằng xe khách:

Nếu không muốn phải tự lái xe, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe khách công cộng. Ở đây bạn sẽ có 2 lựa chọn, đó là: xe buýt và dịch vụ xe khách VIP.

  • Xe bus thông thường: đón bắt xe tại bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm. Đây là loại xe khách thông thường nên giá thành khá rẻ. Tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi cảnh chen chúc mua vé và chỗ ngồi trên xe sẽ không được thoải mái lắm. Tần suất khoảng 30 phút/ chuyến. Giá vé xe khách 50,000đ/ người. 

Lưu ý: Xe khách chỉ dừng ở thị trấn Ba Sao, du khách sẽ phải bắt xe ôm từ đó để đi vào Chùa Tam Chúc (chi phí khoảng 30,000đ tiền xe ôm nữa nếu lựa chọn phương án di chuyển bằng xe buýt thông thường. Một số tuyến xe khách sẽ chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam; nếu dừng ở đó thì bạn còn các Tam Chúc khoảng 10km và chi phí đi xe ôm vào chùa sẽ cao hơn.

  • Xe khách VIP limousine: từ Hà Nội đi Hà Nam có đa dạng nhiều khung giờ và nhiều địa điểm đón tại Hà Nội rất thuận tiện cho hành khách. Hơn nữa, dịch vụ xe limousine Hà Nội đi Hà Nam còn đón trả khách tận nơi tại Cổng Chùa Tam Chúc, rất thuận tiện cho du khách.

Dịch vụ xe khách VIP đưa đón tận nơi tại Chùa Tam Chúc

Xe VIP Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam còn có ưu điểm về chất lượng xe tiện nghi và rộng rãi hơn loại xe khách thông thường. Trên xe trang bị ghế massage, TV, ghế VIP rộng rãi riêng tư, tiện nghi như xe nhà.

>> Dịch vụ xe VIP limousine Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Hà Nam

Xe VIP Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Hà Nam

Tham quan Chùa Tam Chúc như thế nào?

Từ cổng vào Khu du lịch, du khách sẽ ghé Nhà khách Thủy Đình để mua vé và chẹc in. Ở đây có một khoảng sân rộng, quang cảnh thoáng đãng, non nước hữu tình, du khách có thể chụp một vài tấm ảnh đẹp tại khu vực này rồi sau đó di chuyển ra thuyền hoặc xe điện tùy lựa chọn của du khách.

  • Nếu tham quan Chùa Tam Chúc bằng thuyền thì tổng thời gian khoảng 15 -20 phút vì thuyền di chuyển khá chậm nên du khách có thể tha hồ thưởng ngoạn cảnh đẹp và tham quan Đình Tam Chúc cổ kính ở trên đảo.
  • Nếu tham quan Chùa Tam Chúc bằng xe điện thì thời gian di chuyển khoảng gần 10 phút và di chuyển một mạch đến trước sân chùa chính.

>> Kinh nghiệm tham quan Chùa Tam Chúc là nên lựa chọn cả xe điện và thuyền

Giá dịch vụ xe điện và thuyền tham quan Chùa Tam Chúc:

  • Vé xe điện dành cho người lớn: 90,000đ/ người ( bao gồm cả khứ hồi)
  • Vé thuyền: 200,000đ/ người ( bao gồm 01 lượt vé thuyền và 01 lượt về bằng xe điện)

Lưu ý: Từ cổng đi thẳng qua bãi gửi xe (gửi xe miễn phí) tầm 100m nữa tới nơi bán vé xe điện và thuyền.

Trình tự tham quan Chùa Tam Chúc

Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh

  • Điện Tam Thế: Là tòa nhà lớn nhất, bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
  • Điện Pháp Chủ: Phía sau điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ. Du khách sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
  • Điện Quan Âm: Nơi đây thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Ngay trước cửa điện có một bức tranh phù điêu được tạc bằng đá núi lửa vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc. Tại đây là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Bắt đầu từ Tam Quan Hội du khách sẽ đi qua vườn cột kinh vào khu chính có tổng thể 6 Chùa và Chùa Ngọc ở vị trí cao nhất ( cách mực nước biển 200m). Leo lên đỉnh Chùa Ngọc du khách phải leo qua 229 bậc thang đá, mất khoảng 45 phút.

Nếu vào khoảng thời gian từ 16h đến 16h30, du khách còn có thể ngắm được toàn cảnh Tam Chúc nguy nga tráng lệ trong ánh hoàng hôn tuyệt đẹp và có thể hiểu vì sao Chùa Tam Chúc lại được coi như là Vịnh Hạ Long trên cạn.

Nhiều báu vật được trưng bày tại Chùa Tam Chúc

Dù là chưa được xây dựng hoàn chỉnh nhưng quần thể khu du lịch Tam Chúc đã khiến du khách choáng ngợp trước vẻ đẹp nguy nga tráng lệ. Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình;

Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.

Ngoài ra, ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới, như những bức phù điêu trong Phật điện hoặc những bức tường được ráp bằng những phiến đá núi lửa của Indonesia vẫn còn mang rõ những dấu tích của nham thạch để lại.

Nhiều du khách tới thăm Chùa Tam Chúc để thưởng ngoạn cảnh đẹp và chiêm ngưỡng những báu vật như: Cây Bồ Đề 2125 năm tuổi do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng, Mảnh thiên thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước. Và có nhiều du khách tới đây để dâng hương kính Phật. Nếu là một Phật tử tới đây để lễ chùa, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ từ ở nhà cho tiết kiệm và chu đáo.

Lưu ý:

  • Chùa Tam Chúc thờ Phật, du khách nên chuẩn bị lễ ngọt (bánh kẹo, hương, hoa, trầu cau, thuốc lá, chè, , sớ, oản, xôi, hoa quả…) hoặc lễ chay. Tuyệt đối không mang lễ mặn, sống, vàng tiền âm phủ vào chùa đặc biệt là chánh điện thờ Phật.
  • Bạn cũng nên đổi sẵn ít tiền lẻ để đặt lễ vào các ban khi lễ chùa. Nếu quên không chuẩn bị trước thì bạn có thể đổi tiền lẻ ở gần chùa nhưng giá khá đắt

Có nên mang đồ ăn khi đi du lịch Chùa Tam Chúc?

Trong Chùa Tam Chúc có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá cả phải chăng nên du khách không cần phải mang theo đồ ăn vì xách nặng mà di chuyển nhiều sẽ khiến mệt mỏi, bất tiện. Bảng giá ăn uống trong các nhà hàng cũng giao động từ vài chục ngàn/ suất ăn và thực đơn khá phong phú.

Một số món ăn có bán tại khu du lịch Tam Chúc như:

  • Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý – một đặc sản ngon nức tiếng tại Hà Nam
  • Cá kho niêu đất Vũ Đại

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam chi tiết và tường tận nhất được đúc rút từ thực tế. Hi vọng sẽ phần nào giúp được các du khách trong những chuyến tham quan ngôi Chùa tâm linh lớn nhất thế giới này!

top-10-dia-diem-du-lich-tam-linh-ha-nam

10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hà Nam

Vùng đất Hà Nam không những thu hút du khách bởi nhiều địa danh đẹp mà đây còn là một địa điểm du lịch tâm linh đầy đặc sắc. Limo24h.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc Top 10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hà Nam để đến chiêm bái, lễ Phật các dịp đầu năm hoặc thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp yên bình nơi đây. 

1. Chùa Địa Tạng Phi Lai – Ngôi chùa cổ nghìn năm tại Hà Nam

Địa chỉ: Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, Chùa Địa Tạng Phi Lai mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh. Ẩn mình trong núi An Nhiên, chùa Địa Tạng Phi Lai có không gian vô cùng tuyệt mỹ đẹp tựa như một thước phim điện ảnh. Nếu ai đã từng đặt chân đến nơi này, ắt hẳn sẽ không thể nào quên được khung cảnh nên thơ mà huyền diệu ấy. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.

Nếu như trước đây, người ta tìm đến cửa chùa để thắp nhang, tĩnh tâm và sống chậm lại thì nay, nhiều người tìm đến chùa như một địa điểm du lịch an yên, đặc biệt là giới trẻ. Với những nét chấm phá đặc biệt trong kiến trúc cũng những khoảng không gian trang nghiêm mà cổ kính, Địa Tạng Phi Lai tự hiện nay đang trở thành điểm đến hút khách ở Hà Nam.

2. Đền Trần Thương

Địa chỉ: Nghĩa trang nhân dân thôn Trần Thương, Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Đây là công trình kiến trúc độc đáo, mang phong cách nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.


Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm. Là một trong ba lễ hội vùng lớn nhất của tỉnh Hà Nam. Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo, như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông. Rất đáng để du khách tới đây trải nghiệm.

3. Chùa Tam Chúc – Quần thể khu du lịch văn hóa tâm linh lớn nhất thế giới

Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam

Nếu trước đây, vẻ hoành tráng nhưng đầy ma mị của khu di tích tâm linh Tràng An – Bái Đính khiến du khách khắp nơi mê mẩn thì giờ đây người ta lại càng xôn xao hơn khi tin tức về một siêu dự án khác đang thành hình ở Hà Nam. Đó chính là quần thể chùa Tam Chúc, Ba Sao, một công trình được dự đoán là lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thiện và là ngôi chùa sở hữu nhiều báu vật quý hiếm trên thế giới. Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vĩ.

Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi mộng. Bởi thế, Tam Chúc được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Bất cứ ai đặt chân đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.
Hiện nay, mặc dù các hạng mục vẫn còn dang dở nhưng chùa Tam Chúc đã trở thành điểm đến tham quan và chiêm bái của du khách thập phương.

>>> Đặt xe VIP Limousine đi Hà Nam 

4. Đền Lảnh Giang 

Địa chỉ: Làng Yên Lạc, Duy Tiên, Hà Nam

Đền Lảnh Giang còn có tên gọi khác là Lảnh Giang linh từ, nằm trên thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngôi đền này thờ 3 vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa. Đi lễ đầu năm vào đền Lảnh Giang thăm quan đền và cúng lễ cầu mong một năm mới an lạc và may mắn.


Mỗi năm, đền tổ chức hai lễ hội, từ ngày 2 đến 5 tháng 6 âm lịch và 20 tháng 8 âm lịch. Đầu tiên nghi thức tế lễ, rước thánh được tổ chức đầu tiên thu hút hàng ngàn khách thăm quan về xem và thành tâm. Ngoài phần lễ còn có phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như: Diễn xướng dân gian hầu Thánh (hát chầu Văn) tái hiện huyền tích vị Thánh đền Lảnh Giang; múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ vật, chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người, tổ tôm điếm, thi thổi cơm trên quang gánh, diễn tập trận giả, hát chầu văn, thi bơi chải trên sông Hồng…

5. Đền Trúc – Ngũ động Thi Sơn

Địa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, không gian quanh đền rợp bóng trúc, màu xanh hài hòa với mái ngói cổ kính, tường rêu phong trầm mặc. Trước kia, ở đây là cả một khu rừng trúc rộng lớn. Bây giờ, diện tích đã bị thu hẹp nhiều nhưng dấu tích của rừng trúc xưa vẫn còn vương lại. Đền Trúc không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn thu hút đông đảo du khách bởi lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

6. Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ)

Địa chỉ: Xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam

Đền Bà Vũ hay đền Thánh Mẫu là ngôi đền có từ thế kỷ thứ XV, nằm bên sông Hồng. Bốn cột đồng trụ xây ngay trên mặt đê. Mặt quay ra sông theo hướng Bắc. Ngôi đền với các công trình nối tiếp bao xung quanh và nhà trung đường nằm ở chính giữa, với hai tầng mái vươn cao, nổi trội hẳn lên như một bông sen nở rộ khoe sắc dưới trời xanh. Đây chính là nét độc đáo của công trình kiến trúc tại đền.

7. Chùa Long Đọi Sơn 

Địa chỉ: Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn được biết đến là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “ Đại danh lam ” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.

Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cho tới nay, người dân vẫn thường qua lại nơi đây vào mỗi dịp lễ, tết để cầu khấn và gửi gắm mong ước của họ.

8. Chùa Bà Đanh – Ngôi Chùa Nổi Tiếng Hà Nam

Địa chỉ: Thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tốt tươi, và cuộc sống no đủ của nhân dân.

Chùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch, nổi tiếng linh thiêng. Chùa có diện tích khoảng 10ha. Được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa Bà Đanh – Danh thắng đất Kim Bảng Hà Nam

9. Chùa Ông (Đền Tiên Ông) 

Địa chỉ: Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam

Đền Tiên Ông được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục. Trong quần thể Bát Cảnh Sơn, nổi bật là đền Tiên Ông nằm trên núi Tượng Lĩnh. Đi qua 150 bậc đá cao chừng 100 m, ngôi đền uy nghi, nằm sững sừng trên lưng chừng núi sẽ hiện ra trước mắt. Nhiều du khách đến đây muốn tận hưởng không gian thanh tịnh, yên bình ở chốn này.

10. Bát Cảnh Sơn

Địa chỉ: Xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Bát Cảnh Sơn được mệnh danh là Đệ nhất danh thắng của Trấn Sơn Nam xưa kia (nay gồm các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần Hưng Yên, Hà Nội).

Bát cảnh sơn gồm có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành bao gồm:

  • Đền Tiên Ông (đền Ông) thờ Nam Thiên Đại Thành Hoàng Thánh Tổ
  • Chùa Ông
  • Chùa Tam Giáo
  • Chùa Kiêu
  • Chùa Bà
  • Chùa Dâu
  • Chùa Cả
  • Chùa Bông
  • Chùa Vân Mộng

Các chùa và miếu này được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, phong cảnh yên bình, thoáng đãng, là những công trình mang giá trị tâm linh vô cùng sâu sắc không chỉ với người dân địa phương mà với du khách cả nước.

Những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hà Nam trên đây không chỉ là địa điểm để mọi người đến chiêm bái, niệm Phật mà còn là nơi mà nhiều bạn trẻ đến để thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp và cũng là để hiểu thêm về nền văn hóa tâm linh của Việt Nam ta. 

top-7-diem-du-lich-noi-tieng-ha-nam

Khám phá 17 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nam

Là vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên ưu ái, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với nền văn hiến lâu đời, các khu di tích lịch sử mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều những thắng cảnh tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình, cùng một nền ẩm thực phong phú, đặc sắc.

Nếu bạn đang muốn tìm một địa điểm nào đó gần Hà Nội để vui chơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp những ngày cuối tuần thì du lịch Hà Nam là một lựa chọn mới mẻ. Limo24h.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc “Top 17 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nam”, đừng bỏ qua danh sách những địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé!

1. Khu du lịch Tam Chúc – Khu du lịch Quốc gia ở Hà Nam

Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Giá vé: Miễn phí vé vào cổng (tuy nhiên vé xe điện và vé tham quan bằng thuyền thì phải mất phí)

Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Hà Nam, quần thể khu du lịch Tam Chúc có diện tích rộng lớn, lên đến 5100 ha trong đó diện tích hồ nước khoảng 1.000 ha, núi rừng tự nhiên chiếm 3.000 ha và các thung lũng chiếm khoảng 1.000 ha. Nơi đây có ngôi chùa lớn nhất thế giới, lưng tựa vào dãy núi Thất Tinh hùng vĩ, mặt hướng ra hồ Lục Nhạc (hồ Tam Chúc) mênh mang với 6 ngọn núi nổi giữa lòng hồ.

Đến đây, du khách còn có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây được xem là pho tượng bằng đồng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Tượng phật nặng 200 tấn – Một dấu ấn Phật giáo đặc sắc tại khu du lịchTam Chúc

>>> Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc từ A đến Z

2. Kẽm Trống – Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Nam

Địa chỉ: Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Kẽm Trống là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nam, nằm trên địa bàn hai xã là Thanh Hải và Gia Thanh, , Kẽm Trống là một thắng cảnh bao gồm cả sông lẫn núi, đồng ruộng và cỏ cây, cảnh của trời và đất, của con người tạo dựng đã hoà nhập vào nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Con sông Đáy hiền hoà chảy từ phía Tây Bắc qua bao xóm làng, đến đây uốn mình giữa hai triền núi đá vôi.

Nơi đây có rất nhiều hàng động đẹp và kì ảo để cho du khách có thể tham quan và khám phá.

Đặt xe limousine đi Hà Nam 

3. Hang Luồn – Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Hà Nam

Địa chỉ: Bút Phong, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: 10.000 VND

Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá. Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn du khách có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang.

Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong. 

>>> Xem nhanh: 10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Nam

4. Ao Dong – Địa Điểm Du Lịch Hà Nam

Địa chỉ: Bút Phong, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: 10.000 VND

Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, âm thanh của những chú chim rừng từ trên cao vọng xuống… đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ và trở thành điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam. Vào những ngày hè, du khách đổ xô về đây rất đông để ngắm cảnh, tắm mát.

5. Động Phúc Long 

Địa chỉ: Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Khám phá động Phúc Long trên ngọn núi, ta đi vào trong động gặp một ngã ba. Tiếp theo, rẽ hướng bên phải ta thấy hàng chục hang động với nhiều thạch nhũ lóng lánh, đi sang trái ta gặp đường đầy đá nhô lên cao với nhiều hình thù kì lạ.

Động Phúc Long có dáng một con rồng thắt túi, có nhiều dơi bám trên vách nên nhân dân địa phương còn gọi đây là hang dơi. Động hài hòa với cảnh quan núi Chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.

6. Bát Cảnh Sơn – Địa Điểm Du Lịch Quanh Hà Nam

Địa chỉ: Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Từ lâu, Bát cảnh sơn được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm khá đông.

7. Nhà Bá Kiến – Làng Vũ Đại 

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách. Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Cho đến nay, ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng 

Ngôi nhà nằm trên khu đất rộng chừng 900m2, cho đến nay đã hơn 100 năm tuổi, chưa được tu sửa gì nhưng ngôi vẫn giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim, trên các văng, kèo, li tô vẫn còn nhìn rõ được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng.

>>> Xem nhanh: Dịch vụ xe VIP Hà Nội đi Hà Nam

8. Làng Trống Đọi Tam – Làng nghề truyền thống Hà Nam

Địa chỉ: Thôn Đọi Tam, Xã Đọi Sơn, Huyện Duy Tiên, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Làng nằm dưới chân núi Đọi, một trong những ngọn núi có vị thế và cảnh đẹp ở Hà Nam. Nghề làm trống ở Đọi Tam đã có từ lâu đời, trên 1.000 năm. Làng trống Đọi Tam được nhiều người biết đến bởi đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam. Đây là một làng nghề truyền thống cổ xưa với những nghệ nhân bậc thầy về làm trống, góp phần gìn giữ một nét đẹp đã gắn bó lâu đời trong văn hóa người Việt.

9. Làng Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm Nha Xá 

Địa chỉ: Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Lụa Nha Xá mềm mịn, bền đẹp nổi tiếng. Trải qua trăm năm tồn tại, lụa Nha Xá vẫn được xếp vào hàng lụa thượng hạng nức tiếng khắp vùng. Đến đây, bạn được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ , đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp. Ngoài ra có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất , được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm.

10. Núi Ngọc – Điểm Đi Chơi Ở Hà Nam

Địa chỉ: Thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam. Núi Ngọc không cao lắm. Ở đây cây cối mọc nhiều. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh trong lành của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ.

11. Đình Đá Tiên Phong – Du Lịch Tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Thôn An Mông, huyện Duy Tiên, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Đình đá Tiên Phong thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình có kiến trúc độc đáo và được chạm khắc nghệ thuật công phu. Nhờ vậy mà mang vẻ đẹp mềm mại, sống động và độc đáo. Đây là một trong số ít ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Ngoài ra, nhiều đồ thờ tự có giá trị vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn.

12. Làng Kho Cá Vũ Đại – Khám Phá Làng Truyền Thống Hà Nam

Địa chỉ: Làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Làng Vũ Đại từ lâu đã nổi tiếng với món cá kho danh bất hư truyền. Cá kho làng Vũ Đại không còn xa lạ đối với những thực khách sành ăn, hoài cổ. Đó là món ăn truyền thống mang hơi thở của vùng quê đồng bằng chiêm trũng, được người dân nơi đây chế biến, lưu truyền. Họ coi đó là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm sum họp gia đình và làm quà biếu cho khách quý mỗi dịp tết đến xuân về.

13. Núi Cấm – Các Địa Điểm Du Lịch Gần Hà Nam

Địa chỉ: QL21A, Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Núi Cấm đứng độc lập, trông xa có hình dáng giống như một con sư tử nằm. hảm thực vật ở đây phong phú, cây cối rậm rạp. Cách đây tròn 20 năm, một người đi dạo núi đã vô tình phát hiện ra một cửa động nằm khuất sau lớp cây leo dưới chân núi Cấm. Từ đây, một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp được khai lộ, được gọi là Ngũ Động Sơn.

14. Núi Chùa Thôn Châu

Địa chỉ: Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông đã cho lập đền thờ trên núi. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng

15. Sông Đáy – Điểm Tham Quan Ở Hà Nam

Địa chỉ: Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km, chảy trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định. Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát môn.

16. Ngũ Động Thi Sơn (Ngũ Động Sơn) – Khám Phá Hà Nam

Địa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Nơi này có 5 động nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn. Trong động nhiều thạch nhũ đa dạng theo nhiều kiểu, nhiều chiều với nhiều hình thù và màu sắc huyền ảo. Có cái mọc chồi từ vách động, có cái rủ từ trên cao xuống, có cái nhô cao từ mặt nền … tạo nên một bức tranh bằng đá tuyệt đẹp. Chỉ một lần ghé thăm, du khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây.

17. Làng Mây Tre Đan Ngọc Động – Du Lịch Khám Phá Hà Nam

Địa chỉ: Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam
Giá vé: Miễn phí

Làng nghề Ngọc Động có truyền thông sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ mây, giang và tre… Đặc biệt, đây là làng nghề duy nhất sản xuất mây, giang và tre theo hình thức “xuyên” tại miền Bắc. Sản phẩm mây tre đan Ngọc Động được khẳng định trên cả thị trường trong nước và nước ngoài. Đó là một niềm vui không những của riêng người dân Ngọc Động mà còn là niềm tự hào của tỉnh Hà Nam.