kham-pha-chua-tam-chuc-ha-nam

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ) tọa lạc tại thị trấn Ba Sao – Kim Bảng – Hà Nam. Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.

Sự tích Chùa Tam Chúc

Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. 

Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc có gì?

Chùa Tam Chúc tọa lạc ở một vị trí rất đặc biệt, nằm ngay giữa những dãy núi đá, phía trước là vịnh, hồ nước. Như một cảnh sắc tuyệt thế giữa nhân gian, ngôi chùa thu hút được nhiều du khách tới đây bởi sự tò mò và tráng lệ của mình

Quần thể kiến trúc độc đáo của Chùa Tam Chúc – Ba Sao – Kim Bảng – Hà Nam

Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…, cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi. Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng tới 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm Hội nghị quốc tế…

Tam điện nguy nga và rộng lớn

Là công trình đầu tiên trong quần thể chùa, bên trong điện có 3 bức tượng Phật làm bằng đồng, đằng sau là lá bồ đề dát vàng. Mỗi bức nặng tới 200 tấn. Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia.

  • Điện Tam Thế

Là tòa nhà lớn nhất, bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

  • Điện Pháp Chủ

Phía sau điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ. Du khách sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.

  • Điện Quan Âm

Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan, nơi đây thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Ngay trước cửa điện có một bức tranh đá được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc. Tại đây là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi. 

Những bức phù điêu bằng đá nham thạch tái hiện sinh động các tích chuyện về cuộc đời Đức Phật

Chùa Ngọc – Đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh. Từ dưới chân núi, bạn phải leo gần 299 bậc thang đá mới lên được đến chùa. Chùa Ngọc là một công trình độc đáo nằm trong quần thể khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc được làm bằng đá khối nặng 2000 tấn mà không cần xi măng kết dính được các kỹ sư Việt Nam và Ấn Độ triển khai thi công. 

Sau khi hoàn thiện sẽ có 3 pho tượng bằng đá Granite nguyên khối được nhập từ Ấn Độ và 1 pho tượng bằng Ngọc quý trong lòng chùa.

Vườn cột kinh

Vườn kinh khổng nằm ngay sau cổng Tam quan, nơi đây được xây dựng đến 1000 cột đá (hiện tại 32 cột đã được hoàn thiện). Cột kinh phật được làm bằng loại đá xanh nguyên khối lấy từ Thanh Hóa, có chiều cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Để cột được vững chắc, các nhà xây dựng đã đào móng sâu đến 30m, đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở chúng sinh tu tâm tích đức. 

Đến tham quan Tam Chúc bằng phương tiện gì?

Di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc có nhiều loại phương tiện, trong đó có 1 số loại phương tiện phổ biến như: xe máy, xe ô tô riêng, hoặc dịch vụ xe khách công cộng.

Chùa Tam Chúc cách Hà Nội khoảng 60km, nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng bạn nên đi dọc theo Quốc Lộ 1A, qua Cầu Giẽ rồi thẳng tiến đến Hà Nam. Còn nếu di chuyển bằng phương tiện xe khách công cộng có 2 lựa chọn:

  • Xe buýt thông thường: đón bắt tại Bến xe Giáp Bát, tấn suất 30 phút/ chuyến
  • Xe VIP limousine: đón tận nơi nhiều điểm tại Hà Nội và trả tận cửa Chùa Tam Chúc

>>> Tham khảo lộ trình đón xe limousine từ Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam

Hiện tại với dịch vụ xe VIP limousine Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam, du khách đã có thêm một lựa chọn tuyệt vời nhất. Chỉ với giá vé 110,000đ/ vé, xe có các ghế VIP được trang bị massage tiện nghi, đón tận nơi và trả tận cổng chùa Tam Chúc. 

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Theo chương trình Tour du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam thì du khách không phải trả tiền vé vào cửa mà chỉ trả tiền vé xe điện hoặc nếu du khách muốn di chuyển bằng thuyền để ngắm các đảo nhỏ thì tùy chọn.

Bảng giá vé xe điện

  • Vé người lớn: 90,000đ/ khứ hồi/ người
  • Trẻ em dưới 1m: 40,000đ/ khứ hồi/ người

Bảng giá vé thuyền

  • Vé du thuyền hồ Tam Chúc + Vé xe điện 1 chiều: 200,000đ/ người
  • Miễn phí trẻ em dưới 1m