Chùa Tam Chúc là một quần thể khu du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tại Việt Nam, được ví von là Vịnh Hạ Long trên cạn. Trong tương lai, Chùa Tam Chúc sẽ được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Nằm cách chùa Hương khoảng 4,5km, cách chùa Bái Đính ở Ninh Bình khoảng 30km, cả 3 ngôi chùa này kết hợp tạo ra quần thể “Tam giác vàng” về du lịch tâm linh để đáp ứng được nhu cầu của các khách du lịch muốn tìm tới chùa để vãn cảnh, tâm linh.
Đến Chùa Tam Chúc bằng phương tiện gì?
Với tổng diện tích hơn 5100 ha, quần thể Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km và cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km.
Để di chuyển từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc có 3 loại phương tiện chính là xe máy, ô tô hoặc xe khách.
Quần thể kiến trúc khu du lịch Tam Chúc
1. Đi chùa Tam Chúc bằng xe máy
- Từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Hà Nam bằng xe máy, bạn sẽ phải di chuyển theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên – Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý – Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.
2. Đi Chùa Tam Chúc bằng ô tô riêng có 3 hướng chính:
- Hướng 1: Di chuyển thẳng theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên . Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý . Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.
- Hướng 2: Từ Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu rẽ – Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
- Hướng 3: Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.
3. Di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc bằng xe khách:
Nếu không muốn phải tự lái xe, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe khách công cộng. Ở đây bạn sẽ có 2 lựa chọn, đó là: xe buýt và dịch vụ xe khách VIP.
- Xe bus thông thường: đón bắt xe tại bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm. Đây là loại xe khách thông thường nên giá thành khá rẻ. Tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi cảnh chen chúc mua vé và chỗ ngồi trên xe sẽ không được thoải mái lắm. Tần suất khoảng 30 phút/ chuyến. Giá vé xe khách 50,000đ/ người.
Lưu ý: Xe khách chỉ dừng ở thị trấn Ba Sao, du khách sẽ phải bắt xe ôm từ đó để đi vào Chùa Tam Chúc (chi phí khoảng 30,000đ tiền xe ôm nữa nếu lựa chọn phương án di chuyển bằng xe buýt thông thường. Một số tuyến xe khách sẽ chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam; nếu dừng ở đó thì bạn còn các Tam Chúc khoảng 10km và chi phí đi xe ôm vào chùa sẽ cao hơn.
- Xe khách VIP limousine: từ Hà Nội đi Hà Nam có đa dạng nhiều khung giờ và nhiều địa điểm đón tại Hà Nội rất thuận tiện cho hành khách. Hơn nữa, dịch vụ xe limousine Hà Nội đi Hà Nam còn đón trả khách tận nơi tại Cổng Chùa Tam Chúc, rất thuận tiện cho du khách.
Dịch vụ xe khách VIP đưa đón tận nơi tại Chùa Tam Chúc
Xe VIP Hà Nội đi Tam Chúc Hà Nam còn có ưu điểm về chất lượng xe tiện nghi và rộng rãi hơn loại xe khách thông thường. Trên xe trang bị ghế massage, TV, ghế VIP rộng rãi riêng tư, tiện nghi như xe nhà.
Tham quan Chùa Tam Chúc như thế nào?
Từ cổng vào Khu du lịch, du khách sẽ ghé Nhà khách Thủy Đình để mua vé và chẹc in. Ở đây có một khoảng sân rộng, quang cảnh thoáng đãng, non nước hữu tình, du khách có thể chụp một vài tấm ảnh đẹp tại khu vực này rồi sau đó di chuyển ra thuyền hoặc xe điện tùy lựa chọn của du khách.
- Nếu tham quan Chùa Tam Chúc bằng thuyền thì tổng thời gian khoảng 15 -20 phút vì thuyền di chuyển khá chậm nên du khách có thể tha hồ thưởng ngoạn cảnh đẹp và tham quan Đình Tam Chúc cổ kính ở trên đảo.
- Nếu tham quan Chùa Tam Chúc bằng xe điện thì thời gian di chuyển khoảng gần 10 phút và di chuyển một mạch đến trước sân chùa chính.
>> Kinh nghiệm tham quan Chùa Tam Chúc là nên lựa chọn cả xe điện và thuyền
Giá dịch vụ xe điện và thuyền tham quan Chùa Tam Chúc:
- Vé xe điện dành cho người lớn: 90,000đ/ người ( bao gồm cả khứ hồi)
- Vé thuyền: 200,000đ/ người ( bao gồm 01 lượt vé thuyền và 01 lượt về bằng xe điện)
Lưu ý: Từ cổng đi thẳng qua bãi gửi xe (gửi xe miễn phí) tầm 100m nữa tới nơi bán vé xe điện và thuyền.
Trình tự tham quan Chùa Tam Chúc
Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh
- Điện Tam Thế: Là tòa nhà lớn nhất, bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
- Điện Pháp Chủ: Phía sau điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ. Du khách sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
- Điện Quan Âm: Nơi đây thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Ngay trước cửa điện có một bức tranh phù điêu được tạc bằng đá núi lửa vô cùng tỉ mỉ, mô phỏng cảnh sắc của chùa Tam Chúc. Tại đây là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.
Bắt đầu từ Tam Quan Hội du khách sẽ đi qua vườn cột kinh vào khu chính có tổng thể 6 Chùa và Chùa Ngọc ở vị trí cao nhất ( cách mực nước biển 200m). Leo lên đỉnh Chùa Ngọc du khách phải leo qua 229 bậc thang đá, mất khoảng 45 phút.
Nếu vào khoảng thời gian từ 16h đến 16h30, du khách còn có thể ngắm được toàn cảnh Tam Chúc nguy nga tráng lệ trong ánh hoàng hôn tuyệt đẹp và có thể hiểu vì sao Chùa Tam Chúc lại được coi như là Vịnh Hạ Long trên cạn.
Nhiều báu vật được trưng bày tại Chùa Tam Chúc
Dù là chưa được xây dựng hoàn chỉnh nhưng quần thể khu du lịch Tam Chúc đã khiến du khách choáng ngợp trước vẻ đẹp nguy nga tráng lệ. Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình;
Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới, như những bức phù điêu trong Phật điện hoặc những bức tường được ráp bằng những phiến đá núi lửa của Indonesia vẫn còn mang rõ những dấu tích của nham thạch để lại.
Nhiều du khách tới thăm Chùa Tam Chúc để thưởng ngoạn cảnh đẹp và chiêm ngưỡng những báu vật như: Cây Bồ Đề 2125 năm tuổi do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng, Mảnh thiên thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước. Và có nhiều du khách tới đây để dâng hương kính Phật. Nếu là một Phật tử tới đây để lễ chùa, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ từ ở nhà cho tiết kiệm và chu đáo.
Lưu ý:
- Chùa Tam Chúc thờ Phật, du khách nên chuẩn bị lễ ngọt (bánh kẹo, hương, hoa, trầu cau, thuốc lá, chè, , sớ, oản, xôi, hoa quả…) hoặc lễ chay. Tuyệt đối không mang lễ mặn, sống, vàng tiền âm phủ vào chùa đặc biệt là chánh điện thờ Phật.
- Bạn cũng nên đổi sẵn ít tiền lẻ để đặt lễ vào các ban khi lễ chùa. Nếu quên không chuẩn bị trước thì bạn có thể đổi tiền lẻ ở gần chùa nhưng giá khá đắt
Có nên mang đồ ăn khi đi du lịch Chùa Tam Chúc?
Trong Chùa Tam Chúc có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá cả phải chăng nên du khách không cần phải mang theo đồ ăn vì xách nặng mà di chuyển nhiều sẽ khiến mệt mỏi, bất tiện. Bảng giá ăn uống trong các nhà hàng cũng giao động từ vài chục ngàn/ suất ăn và thực đơn khá phong phú.
Một số món ăn có bán tại khu du lịch Tam Chúc như:
- Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý – một đặc sản ngon nức tiếng tại Hà Nam
- Cá kho niêu đất Vũ Đại
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam chi tiết và tường tận nhất được đúc rút từ thực tế. Hi vọng sẽ phần nào giúp được các du khách trong những chuyến tham quan ngôi Chùa tâm linh lớn nhất thế giới này!